0396.993.168

Phương pháp phá bê tông không ồn

Con người luôn đi tìm kiếm sự hoàn hảo, và trong lĩnh vực phá dỡ công trình cũng vậy, luôn tìm kiếm những phương án thi công phù hợp hội tụ nhiều ưu điểm nhất ( tối ưu nhất) như: giá thành, thời gian thi công, an toàn … Hôm nay Khoan Cắt Bê Tông Tiến Thành tiếp tục gửi đến các bạn một biện pháp thi công rất mới lạ ở Việt Nam cũng như trên thế giới, đó là phương pháp phá bê tông không ồn.

Đây là phương pháp được ra đời năm 2008 ở Đức, được cải tiến từ công nghệ phá dỡ đá granit. Nhưng khi sử dụng trong các công trình xây dựng để phá bê tông thì thiết bị này cũng phù hợp với một vài đối tượng như: bê tông không thép, bê tông mỏng, bê tông cường độ thấp.

Giới thiệu về thiết bị:

Là bộ thiết bị thủy lực với motor nguồn và hệ thống ti đẩy áp lực cao. Nguyên tắc hoạt động tương tự xilanh thủy lực mà chúng ta đã được xem trước đó.

Ứng dụng thực tế:

Sau đây là ứng dụng cho phá dỡ một bức tường với kích thước dài x cao x dầy ( 16m x 4m x 0.7m) với thép gân phi 18 và khoảng cách thép là a200.

Hình 1: Tiến hành bắc giàn giáo

Các bước thi công lần lượt là:
b1: Chuẩn bị
– Công tác chuẩn bị cần được lên kế hoạch và hoàn thành trước ít nhất 2 ngày trước khi tiến hành thi công chính thức.
– Tiến hành dọn vệ sinh, các vật gây cản trở ở khu vực mặt bằng thi công chính. Toàn bộ các thiết bị ( nếu có) ở khu vực bán kính 10m quanh khu vực thi công cần được di chuyển hoặc che đậy an toàn.
– Tiến hành bắc giàn giáo tạo mặt bằng thi công ( đối với tường bê tông cao trên 2m).
– Tập kết các thiết bị thi công chính về vị trí thi công
– Tiến hành đấu điện, nước phù hợp để phục vụ công tác thi công phá dỡ.
– Đặt các biển cảnh báo an toàn xung quanh khu vực thi công

b2: Khoan lỗ D200mm
– Tiến hành khoan các lỗ có đường kính 200mm với mật độ 1.25m/lỗ. Mật độ này có thể thay đổi đối với bê tông dày mỏng khác nhau và đường kính thép khác nhau.

Hình 2: Kết cấu bê tông bị phá vỡ

b3: Tiến hành phá dỡ
– Cho các thiết bị vào các lỗ đã khoan sẵn trước đó. Vị trí lần lượt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
– Sau khi phá dỡ xong thì toàn bộ kết cấu bê tông bị phá vỡ hoàn toàn, nhưng phần thép thì có thể chưa đứt.

Ưu điểm:
– Là phương pháp thi công tuyệt đối không ồn và không rung nên an toàn tuyệt đối với các kết cấu xung quanh.
– Có thể phá vỡ hoàn toàn đối với các kết cấu bê tông không thép.

Yếu điểm:
– Đây là phương pháp rất hay, nhưng phù hợp hơn đối với kết cấu bê tông không thép hoặc thép nhỏ ( đường kính thép nhỏ hơn 8mm) và bề dày bê tông tối ưu là từ 500 – 1000mm.
– Khó có thể kiểm soát vết nứt, chính vì vậy không nên áp dụng đối với các công trình phá dỡ có kiểm soát.
– Thời gian thi công lâu hơn các phương áp cắt bằng đĩa kim cương và cắt bê tông bằng dây.